x vedios xlxx.pro biqle freeindianporn.mobi borwap.pro freejavporn.mobi xxx.com rajwap onlyindianporn.net 2beeg.mobi javlibrary.pro dinotube sfico.info javidol.org javpussy.net
TOP

Trang chủ >>Đời Sống

Sự trở lại của tranh lụa

Lụa là một trong những chất liệu được đưa vào thể nghiệm sử dụng để giảng dạy và sáng tác trong môi trường đào tạo mỹ thuật ở Việt Nam trong suốt gần một thế kỷ nay. Từ khi trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương thuộc Đại học Đông Dương được thành lập. Nhiều thế hệ thầy trò từ những ngày đầu thành lập trường đã cùng nhau thực nghiệm tìm tòi cách thể hiện trên một chất liệu mới mẻ như họa sĩ Nguyễn Phan Chánh, Nam Sơn, Lê Văn Đệ, Mai Trung Thứ, Lê Phổ, Lê Thị Lựu…

 

Sự trở lại của tranh lụa

Triển lãm về tranh lụa thu hút sự quan tâm của công chúng yêu nghệ thuật.

Kể từ đó trải qua bao thế hệ họa sĩ thăng trầm cùng những biến cố xoay vần của lịch sử, tranh lụa vẫn là một thể loại, chất liệu quan trọng cùng với sơn mài, sơn dầu… tạo nên một nền tảng mỹ thuật xuyên suốt song hành với lịch sử chính trị, xã hội của Việt Nam. Cùng với sơn mài, chất liệu lụa tự thân có lẽ đã trở thành một chất liệu nghệ thuật gắn kết được tinh thần truyền thống của dân tộc, của cảm thức phương Đông với thẩm mỹ tạo hình hiện đại của phương Tây, trở thành một chất liệu trung gian, hài hoà được tinh thần giữa truyền thống và hiện đại.

Tuy nhiên, từng có một giai đoạn khá dài, chất liệu tranh lụa gần như bị “lạnh nhạt” vì nhiều lí do. Một trong những nguyên nhân có lẽ do không có được sự hào nhoáng, rực rỡ, bắt mắt như những chất liệu sơn dầu, sơn mài hay acrylic khi cần có nhu cầu thu hút khách hàng từ thị trường hay trong các cuộc triển lãm. Với đặc tính khó nắm bắt của nó mà có những giai đoạn trong nhiều năm ròng rã, chất liệu lụa thậm chí trở thành một sự lựa chọn cuối cùng của những người học trong môi trường đào tạo mỹ thuật. Các làng nghề dệt lụa phục vụ cho nhu cầu người vẽ cũng dần teo tóp, thu hẹp và gần như không hề có sự cải tiến hay nâng cấp về chất lượng hay kỹ thuật trong nhiều năm.

Sự trở lại của chất liệu lụa có lẽ cũng chỉ mới từ hơn chục năm trở lại đây, xuất phát từ nỗ lực tìm tòi thể nghiệm của một số hoạ sĩ trẻ, đồng thời cộng hưởng phần nào từ những cuộc hồi hương của những bức tranh do các họa sĩ thời Đông Dương thể hiện sau những màn đấu giá triệu đô trên các sàn đấu giá quốc tế.

Sức hút mới mẻ cho công chúng

“Xưởng Lụa” của Khoa Hội hoạ trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam đã cố gắng từng bước phục hồi và làm mới lại chương trình “chuyên ngành Lụa” trong vài năm trở lại đây. May mắn trong vai trò vừa là một trong những người xây dựng chương trình chuyên ngành, vừa là người hướng dẫn trực tiếp, giám tuyển Nguyễn Thế Sơn đã cố gắng áp dụng tinh thần “giáo dục khai phóng” vào các học phần sáng tác chuyên ngành.

Những nỗ lực ấy đã được đền đáp xứng đáng khi vừa qua nhóm “Xưởng Lụa” dưới sự dẫn dắt của giám tuyển Nguyễn Thế Sơn đã giới thiệu tới công chúng Triển lãm “Sợi kết nối” tại Trung tâm Nghệ thuật đương đại Vincom (VCCA) với gần 80 tác phẩm hội hoạ và sắp đặt từ 24 nghệ sĩ trẻ tốt nghiệp Khoa Hội hoạ trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam.

Giám tuyển Nguyễn Thế Sơn cho biết: “Các tác phẩm tại triển lãm không chỉ giới hạn trong những khung tranh, mà toả ra với các sắp đặt kết hợp với sơn mài, và các chất liệu ứng dụng đa dạng, ứng tác với không gian. Các hình tượng và chủ đề được nhìn nhận ở nhiều góc độ khác nhau, từ lịch sử nghệ thuật cho đến góc độ biểu tượng văn hóa, ký hiệu học văn hóa, tâm lý học, nhưng đồng thời cũng thể hiện được “cái đặc biệt” trong từng cá tính sáng tạo”, Giám tuyển Nguyễn Thế Sơn chia sẻ.

Trưởng nhóm “Xưởng Lụa” Nguyễn Cẩm Nhung cho biết: “Trong triển lãm này, tác phẩm “Bình phong” của tôi với chất liệu lụa và sơn mài lần đầu tiên kết hợp với nhau, đánh dấu một sự thay đổi lớn cho việc sáng tạo và viết tiếp những câu chuyện của chất liệu lụa. Tôi nghĩ rằng việc đem chất liệu lụa truyền thống vào một triển lãm tại một không gian hiện đại như VCCA, đem đến những sức hút mới mẻ cho công chúng là trách nhiệm cao cả của những nghệ sĩ trẻ, để gìn giữ những giá trị tinh tuý mà những thế hệ hoạ sĩ trước để lại, đồng thời tạo những dấu ấn mới mẻ để giới thiệu cho công chúng vẻ đẹp của nền nghệ thuật nước nhà”.

Là một hoạ sĩ trẻ có tác phẩm “Trùng” trưng bày tại Triển lãm, Trần Thị Thu Thảo cho biết: “Tuổi đời của tranh lụa Việt Nam còn khá trẻ so với các chất liệu khác như sơn dầu, sơn mài. Việc xuất hiện những triển lãm như “Sợi kết nối” là hoàn toàn cần thiết. Nó như một cầu nối để đưa tranh lụa vào lại đường đua bằng cách thức mới mẻ, thu hút người trẻ quan tâm chất liệu này hơn”.

Đặc biệt, Triển lãm lần này có sự tham gia nghệ nhân Phan Thị Thuận của làng nghề lụa Phùng Xá, Mỹ Đức, Hà Tây. Từ những câu chuyện giữa những người nghệ nhân hiếm hoi còn làm nghề trồng dâu nuôi tằm với những hoạ sĩ trẻ ngày đêm sáng tác và thử nghiệm trên chất liệu lụa, người xem sẽ hiểu hơn sự hình thành của tác phẩm, các nghệ sĩ cũng thêm phần cảm hứng trong nghiên cứu, kết nối thực hành sáng tạo nghệ thuật của mình với những hoạt động văn hoá của làng nghề truyền thống.

Nghệ nhân Phan Thị Thuận đánh giá: “Khi giám tuyển Nguyễn Thế Sơn ngỏ lời mời tham gia tôi rất hào hứng, nhưng khi đến chiêm ngưỡng những tác phẩm hoàn chỉnh tại Triển lãm thì quả thật tôi rất bất ngờ. Họa sĩ Nguyễn Thế Sơn là nghệ sĩ giỏi, tài năng và tâm huyết với nghệ thuật nước nhà. Những người bạn của tôi từ Mỹ và các tỉnh thành khác về dự Triển lãm cũng rất thích thú. Tôi cho rằng Triển lãm này sẽ mở ra một hướng đi mới, đưa lụa đến gần với công chúng và được ứng dụng rộng rãi trong đời sống hơn nữa”./.

Phương Bùi

 

Nguồn laodongthudo.vn

Sự trở lại của tranh lụa - Đời Sống