Đầu tư tiền để phát triển bản thân, mở mang tri thức của mình, đó chính là mối đầu tư thông minh, lời lãi nhất.
Một số người có thể phản bạc lại: "Tôi thậm chí không thể đủ ăn ba bữa một ngày, nợ nần chồng chất. Hơn nữa, học hành cũng không phải lập tức là học được ngay, nhất định phải có một quá trình thì mới có hiệu quả!”.
Nếu hoàn cảnh của bạn thực sự là “nghèo rớt mồng tơi”, cơ hội thoát nghèo duy nhất chỉ có thể dựa vào kiến thức và tư duy của bạn. Kiến thức nghèo nàn, cơ hội thoát nghèo cũng sẽ nghèo nàn.
Ảnh minh họa.
Do vậy, rất nhiều người xung quanh chúng ta suốt đời vì kiếm tiền mà khổ não, kì thực là vì họ không nhìn rõ được sự thật. Nếu không có khả năng “nhìn xa trông rộng”, không có kiến thức để nâng cao giá trị bản thân, bạn sẽ rất khó tìm ra cơ hội “chuyển mình”.
Chỉ có tự tìm tòi, học hỏi mới có thể tạo ra những bước đột phá và nhảy vọt. Vì vậy, tiền ăn học nên sẵn sàng chi tiêu, dù là tiền vay mượn tạm thời cũng đáng giá.
Tiền báo hiếu cha mẹ
Có thể sẽ có người cho rằng, bản thân ngay cả tiền ăn tiền mặc đều không đủ dùng, hơn nữa còn nợ nần chất chồng, không có đủ tiền để biếu cho cha mẹ định kỳ. Cũng có người sẽ nói rằng, tiền trong nhà còn thiếu, cha mẹ cũng nói đã đủ tiền tiêu, không cần đưa tiền biếu cho họ nữa!
Cha mẹ đã một đời vất vả ngược xuôi, cắn răng chịu đựng vượt qua bao gian khổ để nuôi ta khôn lớn. Bởi vậy, đầu tư một khoản tiền biếu cha mẹ mỗi tháng cũng là điều chúng ta nên làm.
Dù tình hình tài chính của bố mẹ như thế nào thì tiền báo hiếu cho bố mẹ cũng phải dành ra. Dù bạn đang ở giai đoạn nào hay đang gặp phải trở ngại gì trong cuộc đời, xin hãy luôn nhớ rằng không thể tiết kiệm để báo hiếu cho cha mẹ.
Làm cha làm mẹ, ai cũng hy vọng con mình “thành rồng thành phượng”, trở thành một người tử tế, có tương lai tươi sáng. Vì tuổi tác và quan niệm bất đồng, đôi khi khiến 2 bên cảm thấy khó chịu. Phận làm con, nếu chưa có thể “hiếu”, ít nhất hãy cố gắng “thuận”.
Ảnh minh họa. Tiền tri ân
Người biết cho đi là người hạnh phúc và giàu có nhất. Dù điều kiện sống của chúng ta có nghèo khó đến đâu, xung quanh chúng ta vẫn luôn có người bất hạnh hơn chúng ta rất nhiều. Sống trên đời, nhất định phải có một tấm lòng biết suy nghĩ cho người khác.
Trong cuốn sách "Cha giàu cha nghèo", người cha giàu tin tưởng rằng, tiền phải được cho đi trước rồi sau đó mới lấy tuần hoàn lại được. Những năm về sau, ông đã dưỡng thành thói quen này, bất luận có khó khăn đến mấy, đến định kỳ hàng tháng, ông thường trích ra một số tiền để quyên góp cho xã hội cũng như giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn hơn, cuối cùng ông ngày càng trở nên giàu có, bởi sau khi biết cho đi thì phúc báo cũng tròn đầy, những người nguyện ý giúp đỡ ông cũng ngày một nhiều hơn.
Trong khi đó, người cha nghèo lại luôn nói rằng, khi nào dư tiền thì mới quyên góp, nhưng đến cuối cuộc đời, ông vẫn không thể dư đủ tiền.
Ảnh minh họa.
Nếu bạn là một ông chủ giàu có, kiếm được nhiều tiền; đừng quên rằng thành công của bạn ngày hôm nay là kết quả thông qua sự nỗ lực chung của các nhân viên; việc đền đáp lại họ cũng là việc nên làm.
Trên thực tế, tiền cũng là một vòng tuần hoàn, biết cách cho đi thì cuối cùng nó cũng trở về bên chúng ta. Cho đi, không nhất thiết là nói đến tiền bạc hay vật chất. Chúng ta có thể trao cho những người xung quanh tấm lòng chân thành, thiện lương và bao dung, để họ cảm nhận được sự ấm áp của cuộc sống xung quanh.
-> Nghèo xem phòng khách, giàu xem nhà bếpT. Linh