x vedios xlxx.pro biqle freeindianporn.mobi borwap.pro freejavporn.mobi xxx.com rajwap onlyindianporn.net 2beeg.mobi javlibrary.pro dinotube sfico.info javidol.org javpussy.net
TOP

Trang chủ >>

Học trò khổ, giáo viên nào có sướng!

TTO - Đọc bài viết “Ôn thi như vậy, con tự học ở nhà còn tốt hơn!”, là một giáo viên văn từng dạy qua nhiều cấp học, tôi cảm thấy buồn cho thực trạng dạy học môn văn trong trường phổ thông hiện nay.

TTO - Đọc bài viết “Ôn thi như vậy, con tự học ở nhà còn tốt hơn!”, là một giáo viên văn từng dạy qua nhiều cấp học, tôi cảm thấy buồn cho thực trạng dạy học môn văn trong trường phổ thông hiện nay.

Học trò khổ, giáo viên nào có sướng!

Giờ học môn văn của học sinh lớp 12A7 Trường THPT Trần Hưng Đạo, Q.Gò Vấp (TP.HCM) - Ảnh: Như Hùng

Nhưng có nên đổ lỗi hoàn toàn cho giáo viên?

Học thuộc lòng vẫn bị "tủ đè"

Ngày xưa, khi học văn, chúng tôi đâu có nhiều sách vở để đọc thêm kiểu “Giúp học tốt môn văn”, “Những bài văn mẫu”, “Tuyển chọn những bài văn hay”, “Cẩm nang ôn luyện văn”... tràn ngập trên thị trường như hiện nay.

Bản thân thầy cô cũng không có nhiều sách để tham khảo. Họ chỉ dạy trên cơ sở những bài học trong sách giáo khoa và bằng sự nhiệt tâm của người thầy.

Nhưng học sinh vẫn thích giờ văn, và không ít người, trong đó có tôi, đã chọn sư phạm văn xuất phát từ tình yêu và niềm say mê văn chương.

Ngày nay, tôi thấy học sinh học văn sao vất vả quá! Các em không những ngán mà còn sợ môn văn như sợ uống thuốc mỗi khi bị bệnh. Phần lớn các em học văn theo cách đối phó với thầy cô, đến mùa thi mới ngồi “tụng” đề cương hoặc các bài văn mẫu.

Con gái tôi (học lớp 6) cũng hay than phiền về giờ học văn, vì đến kỳ thi cô giáo bắt học thuộc lòng đề cương, thậm chí phải viết đi viết lại nhiều lần cho nhớ, mà mỗi đề cương dài 2-3 trang giấy. Năm ngoái, cả lớp cháu bức xúc vì chỉ lo học thuộc lòng những đề thi của cô mà bị “tủ đè”, gãy môn văn, dù đề của phòng GD-ĐT ra không khó.

Vì học theo kiểu đối phó nên kiến thức văn học của học sinh bị hỏng trầm trọng, tác giả tác phẩm lẫn lộn lung tung, câu cú què cụt, diễn đạt lủng củng rối rắm... Các em làm bài tập làm văn khó nhọc như đánh vật với từng câu chữ. Không ít học sinh sắp thi đại học mà vẫn không viết nổi một bài văn cho ra hồn. Thậm chí, nhiều em học thuộc đề cương nhưng cũng không biết triển khai thành câu, thành đoạn văn. Có những bài thi, người chấm buồn nẫu ruột khi nhìn thấy nguyên xi những cái gạch đầu dòng, những mũi tên (=>) hay những dấu hoa thị (*)...

Giáo viên phải "tự điều chỉnh" cách dạy

Sự thật ai cũng biết là ngày nay môn văn không còn là môn học thú vị và được học sinh yêu thích nữa, trừ những học sinh học chuyên văn. Nhưng điều đó không có nghĩa là thầy cô dạy văn ở các trường phổ thông không có phương pháp giảng dạy môn văn, hay không yêu nghề, không đủ tâm huyết để truyền cho các em sự yêu thích đối với văn học. Vậy chúng ta nên nhìn nhận như thế nào?

Từ quan sát và trải nghiệm của bản thân, chỉ xin nhìn vấn đề từ áp lực trong việc đánh giá giáo viên và học sinh của các trường nói riêng và ngành giáo dục nói chung. Do có sự cạnh tranh về tỉ lệ học sinh đậu tốt nghiệp và đậu đại học, nên các trường rất chặt chẽ trong đánh giá năng lực và hiệu quả giảng dạy của giáo viên, dựa trên kết quả học tập của học sinh.

Nếu ai đã từng dạy ở các trường dân lập sẽ hiểu được áp lực này, nhất là mỗi mùa thi về. Vì ở những trường này, tỉ lệ học sinh khá giỏi hay đỗ tốt nghiệp trung học phổ thông cao là một trong những yếu tố quyết định số lượng học sinh của nhà trường vào năm học tiếp theo. Vì vậy, những giáo viên được chọn dạy các lớp cuối cấp vừa là niềm vinh dự, vừa phải chịu một áp lực lớn.

Thậm chí, sau mỗi đợt thi giữa kỳ và cuối kỳ, có trường thống kê tỉ lệ học sinh khá, giỏi, trung bình, yếu, kém và phát cho toàn thể giáo viên “tham khảo” trong buổi họp hội đồng sư phạm, để giáo viên so sánh và “tự điều chỉnh” cách dạy của mình.

Không ít giáo viên bị sốc khi so sánh tỉ lệ học sinh dưới trung bình của lớp mình với các lớp khác, dù họ là giáo viên kỳ cựu. Sốc hơn nữa là khi có vị trong ban lãnh đạo nhà trường dựa vào những tỉ lệ đó, phát biểu một cách rất “hồn nhiên”: “Không có học trò dốt, chỉ có giáo viên không giỏi”.

“Công thức hóa”, “sơ đồ hóa” bài văn

Chính những áp lực đó đã khiến giáo viên phải “nỗ lực” bằng mọi cách để học trò mình được điểm cao, và hạn chế tối đa điểm dưới trung bình.

Với môn có đáp án rõ ràng như ngoại ngữ, hay các môn tự nhiên như toán, lý, hóa, điều đó còn đơn giản. Nhưng với môn học thiên về cảm xúc, năng khiếu như môn văn, để tất cả học sinh đạt điểm trên trung bình đó là một thử thách lớn đối với giáo viên.

Vì vậy, các thầy cô không còn cách nào tốt hơn là cho học sinh học thuộc lòng các ý trong đề cương, hoặc học theo bài văn mẫu. Họ phải “gò” học trò trong giờ học chính khóa, giờ học phụ đạo, rồi giờ khảo bài ban đêm.

Còn nhớ, khi tôi đến nhận lớp ở một trường THPT dân lập, thầy hiệu phó đã ca ngợi một thầy giáo có phương pháp dạy văn rất khoa học và gợi ý tôi nên dạy theo, đó là “công thức hóa”, “sơ đồ hóa” cách làm một bài văn nghị luận.

Học sinh chỉ cần nhớ “công thức” viết các phần mở bài, thân bài, kết luận, rồi cứ thế “ráp” vào như một cái máy. Không cần đến cảm xúc hay cách hành văn, chỉ cần thuộc một số ý và ráp theo công thức của thầy, đảm bảo 100% học sinh đạt điểm trên trung bình.

Thực sự, lúc đầu tôi rất phản đối cách dạy văn theo khuôn mẫu, theo công thức như vậy, vì rất “phản sư phạm”. Nhưng qua nhiều năm ôn luyện cho học sinh cuối cấp, tôi đã hiểu ra cái mà nhà trường, phụ huynh và học sinh cần bây giờ không phải là niềm say mê hay sự sáng tạo, mà là số điểm đủ để đậu. Và tôi đã phải chọn cách dạy có vẻ “phản sư phạm” đó để cả thầy và trò đều được về đích “an toàn”.

Xem thêm : chuyen la bon phuong

Xem thêm : doremon che 

Xem thêm : hotgirl salim

Xin hãy cởi bỏ áp lực thành tích 
cho thầy và trò

Để môn văn không trở thành nỗi ám ảnh của cả thầy lẫn trò, xin hãy cởi bỏ những áp lực, nhất là áp lực về thành tích đang đè nặng lên tinh thần của họ. Với giáo viên là thành tích đối phó nhà trường, còn học trò là chuyện làm hài lòng cha mẹ.

Nếu không, dù có tổ chức bao nhiêu hội thảo đổi mới phương pháp giảng dạy văn học, việc dạy học văn cũng không thoát khỏi vòng luẩn quẩn; và dù cả xã hội có phản ứng thì việc dạy học văn mẫu trong nhà trường vẫn là chiếc phao cho cả thầy lẫn trò.

“Qua nhiều năm ôn luyện cho học sinh cuối cấp, tôi đã hiểu ra cái mà nhà trường, phụ huynh và học sinh cần bây giờ không phải là niềm say mê hay sự sáng tạo, mà là số điểm đủ để đậu!

tuoitre.vn

Học trò khổ, giáo viên nào có sướng!